Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục CB&PTTTNS Phạm Văn Duy cho biết, sản xuất NNHC là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, xanh, sạch của người tiêu dùng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ có sản xuất NNHC với tổng diện tích canh tác đạt 50,9 triệu ha, giá trị sản phẩm NNHC năm 2018 ước tính đạt gần 90 tỷ USD.
Tại Việt Nam, hiện đã có 40/63 tỉnh, thành phố sản xuất NNHC với hai mô hình cơ bản là mô hình doanh nghiệp tư nhân và nhóm hộ nông dân. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước. Các nhóm hộ nông dân chủ yếu sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hệ thống bảo đảm sự tham gia (PGS) và tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NNHC, tuy nhiên sản xuất NNHC còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có định hướng rõ ràng về địa bàn, đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể; thị trường nội địa cho sản phẩm NNHC hiện chưa phát triển trong khi thị trường xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hầu như không có sẵn. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đồng bộ; cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển NNHC còn thiếu; hệ thống tổ chức chứng nhận chưa mạnh, thiếu sự công nhận, thừa nhận của quốc tế.
Từ thực trạng trên, tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình sản xuất nông nghiệp và tiềm năng phát triển NNHC trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển NNHC Việt Nam và lộ trình phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; vai trò của người nông dân trong sản xuất NNHC; việc canh tác và quản lý dịch hại theo hướng hữu cơ sinh học, thay đổi tập quán lạm dụng hóa học. Bên cạnh đó, đại diện các sở, ngành liên quan còn quán triệt, phổ biến các cơ chế, chính sách trong phát triển NNHC Việt Nam nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và nông dân sản xuất NNHC có định hướng phát triển hiệu quả trong thời gian tới.
Nguồn: https://daklak.gov.vn/
Dầu sinh học cao cấp của Revo là sản phẩm độc đáo, khác biệt, đột phá về công nghệ sinh học của Nhật Bản
Jatropha ( hay còn gọi là cây cọc rào) cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển.
Là một sản phẩm từ trấu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực (chất đốt, chăn nuôi-lót chuồng, dân dụng,…) ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu