Trồng cây Jatropha

Jatropha là loại cây có tiềm lực to lớn trong việc dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel là loại dầu sạch so với xăng. Sử dụng dầu trong vận chuyển sẽ giảm bớt sự phát tán khí carbon monoxide (CO), hạt bụi lơ lững trong không khí và một số khí độc hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư sống trong môi trường đô thị, giảm nguy cơ trẻ em bị chết non vì không khí ô nhiễm.

Jatropha là gì ?
Jatropha: Cây Jatropha curcas L., thuộc chi Jatropha, họThầu dầu. Chi Jatropha có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ghép từ hai chữ Iatrós (bác sĩ) và trophé (thức ăn), ám chỉ công dụng làm thuốc của cây này. Curcas là tên gọi thông thường của cây Physic nut ở Malabar, Ấn Độ. Tên thông dụng ở các nước hiện nay là Jatropha, ở Việt Nam gọi là cây Cọc giậu, Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè... 
Đặc điểm cây Jatropha
  • Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển.
  • Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài ra còn làm nguyên liệu cho xà phòng, nến và những thứ khác.
  • Hạt Jatropha ép cho dầu sinh học. Không ăn được vì nó có chứa thành phần độc hại.
  • Bã dầu được sữ dụng làm phân hữa cơ sinh học.
  • Thời gian ra hoa kết trái: Sau khi trồng 6 tháng
  • Trồng bằng hạt, cành, cây ghép
  • Là loại cây lâu năm: Trên 50 năm
  • Phương pháp chăm sóc: Bón phân tưới nước và cắt - tỉa cành. Phần cành bị cắt tỉa làm phân bón cải tạo đất và môi trường.
  • Năng suất năm thứ 5 trở đi: 10 tấn hạt/ha cho vùng đất có tưới - bón phân - cắt và tỉa cành.
  • Có thể trồng cây xen các loại cây ngắn ngày: đậu, bắp,..
Lợi ích của cây Jatropha
  • Về kinh tế, xã hội:
     - Hạt của cây Jatropha có hàm lượng dầu trên 30%, từ hạt ép ra dầu thô, từ dầu thô tinh luyện thành dầu diesel sinh học và Glyxerin. Loại dầu này giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không có lưu huỳnh nên rất thân thiện với môi trường.
-  Một hecta trồng cây Jatropha có thề cho năng xuất 10 tấn hạt/ha/năm sẽ sản xuất:
+ Dầu diesel sinh học: 3 tấn x 700 USD/tấn = 2.100 USD
+ Bã khô dầu         :  7 tấn x 300 USD/tấn = 2.100 USD
     Như vậy 1 hecta trồng cây Jatropha tạo ra giá trị khoảng: 4.200 USD/năm (hơn 70 triệu đồng/năm).
- Dầu chiết từ hạt cây Jatropha có thể dùng trực tiếp hoặc pha trộn với các loại xăng dầu cổ điển. Việc chế biến dầu từ hạt tương đối đơn giản. Sau khi chế biến dầu còn có thể thu được Glycerin, một loại hóa chất có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ. Giá thành của dầu chiết xuất từ hạt của cây Jatropha rẻ hơn nhiều so với các loại dầu khác.
- Bã sau khi ép dầu làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi: Bã dầu khô có hàm lượng N 4,14 – 4,78 %, P2O5 0,5 – 0,66 %, CaO 0,60 – 0,65 %, MgO 0,17 – 0,21 % được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt để bón cho các loại cây trồng, nhất là các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, vừa sản xuất sản phẩm sạch, vừa tăng độ phì cho đất.
- Trong thành phần hạt cây Jatropha có độc tố Curcin có thể gây tử vong cho người và gia súc nhưng nếu khử hết độc tố này, nó trở thành loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loại gia súc, gia cầm, góp phần giải quyết nhu cầu thức ăn công nghiệp cho tương lai.
- Cây xóa đói giảm nghèo: Do trồng trên các vùng đất cằn cỗi, nghèo kiệt, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, vùng miền núi nghèo, cây Jatropha sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập khả quan cho đồng bào đân tộc.
  • Về môi trường:
- Cây Jatropha là cây lâu niên, tuổi thọ khoảng 50 năm, sinh trưởng phát triển được trên các loại đất xấu, nghèo kiệt, đất dốc, đất trơ sỏi đá, không cháy, không bị gia súc ăn, phủ xanh đất trống, đồi trọc rất tốt. Do đó, việc trồng cây Jatropha trên vùng đất dốc sẽ sớm tạo ra thảm thực bì dày đặc, chống xói mòn, chống cháy, nâng cao độ phì của đất. Ngoài ra, nó còn được trồng trên các vùng đất sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản.
- Là loại dầu sạch so với xăng và dầu diesel. Sử dụng dầu trong vận chuyển sẽ giảm bớt sự phát tán khí carbon monoxide (CO), hạt bụi lơ lững trong không khí và một số khí độc hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư sống trong môi trường đô thị, giảm nguy cơ trẻ em bị chết non vì không khí ô nhiễm
- Đối với hiệu ứng nhà kính và và sự ấm dần của trái đất, dầu cây Jatropa đã hấp thụ carbon trong không khí và đất, trong khi đó các loại năng lượng khác như dầu mỏ hoặc than đá khi sử dụng thải ra môi trường một khối lượng khổng lồ carbon dioxide (CO). Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, dầu thực vật dùng trong việc vận chuyển làm giảm sự phát thải CO2,  không tải ra Sulfur dioxide ( SO) và giảm 90% nguy cơ ung thư do các chất khí độc hại này gây ra.
Một số hình ảnh về cây jatropha
Cây Jatropha 15 ngày tuổi
Cây phát triển và ra lá
Hoa Jatropha (Hoa lưỡng tính - Hoa đơn tính)
 Cây ra trái to và mọc thành từng chùm

 
 
      

 
 
 
 
 
 
 

 






 

Sáng 20/9/2019, Đai diện Công ty Revo International (Nhật Bản) và Công ty Revo Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Dak Lak về việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hữu cơ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng chủ trì buổi làm việc
Sáng 22/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (CB&PTTTNS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị phổ biến chính sách về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam và định hướng phát triển tại các tỉnh Tây Nguyên. Tham dự Hội nghị có Phó Cục trưởng Cục CB&PTTTNS Phạm Văn Duy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Ngày 15/3/2019, Đoàn công tác Công ty Revo International kết hợp với các bộ tại Tỉnh Quãng Bình tiến hành trồng thử nghiệm cây Jatropha.
Ngày 11/10/2018, Đoàn công tác gồm Công ty Revo Việt Nam và các bộ Trường Cao đẳng Cần Thơ đến Nông trường Kiên Lương để cùng kết hợp với các bộ của Nông trường tiến hành trồng thử nghiệm cây Jatropha.
Chương trình Giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 3 tại Cần Thơ đã chính thức khai mạc với nhiều hoạt động đặc sắc. Đặc biệt có sự tham gia giới thiệu sản phẩm của Công Ty TNHH REVO VIỆT NAM. Công ty mang đến sản phẩm dầu sinh học thân thiện với môi trường được chế tạo từ cây Jatropha ( cây cọc rào).
(NTO) Ngày 20-1, đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác Công ty Revo International nhằm hợp tác đầu tư trồng cây Jatropha để chế biến nhiên liệu sinh học.